TỔNG HỢP CÁC ÁN LỆ VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

1.Án lệ 08/2016/AL về vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng tín dụng

Án lệ 08/2016/AL là án lệ công bố thứ tám của Tòa án nhân dân tối cao tại Việt Nam, được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua, Chánh án Tối cao Nguyễn Hòa Bình ra quyết định công bố ngày 17 tháng 10 năm 2016 12. Án lệ này xoay quanh việc điều chỉnh lãi suất của ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay. Trong vụ việc, nguyên đơn là Vietcombank Thăng Long và bị đơn là Dược phẩm Kaoli ký kết với nhau các hợp đồng tín dụng, cho vay vốn, có thỏa thuận về lãi suất chi tiết và đồng nhất quan điểm. Vấn đề đến từ hợp đồng thế chấp giữa nguyên đơn và bên thứ ba có liên quan đến bị đơn, yêu cầu phát mại tài sản của bên thứ ba bảo lãnh để thanh toán nợ cho bị đơn 2.

Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm quyết định: “Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, người phải thi hành án còn phải trả lãi đối với số tiền chậm thi hành án theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm thi hành án”

  1. Án lệ 09/2016/AL về vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa;

Khái quát nội dung của án lệ:

– Tình huống án lệ 1: Hợp đồng mua bán hàng hóa bị vi phạm do bên bán không giao hoặc không giao đủ hàng cho bên mua, dẫn đến việc bên bán có nghĩa vụ hoàn trả số tiền ứng trước và tiền lãi do chậm thanh toán.

– Giải pháp pháp lý 1: Trường hợp này, tiền lãi do chậm thanh toán được tính theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường bằng mức lãi suất nợ quá hạn trung bình của ít nhất ba Ngân hàng tại địa phương tại thời điểm thanh toán (xét xử sơ thẩm), trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

– Tình huống án lệ 2: Hợp đồng mua bán hàng hóa có phát sinh nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại.

– Giải pháp pháp lý 2: Trường hợp này, người có nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại không phải trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, tiền bồi thường thiệt hại đó.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ: – Điều 34, Điều 37, khoản 3 Điều 297, các điều 300, 301, 302, 306 và 307 Luật thương mại 2005; – Các điều 307, 422, 474 và 476 Bộ luật dân sự năm 2005.

  1. Án lệ 11/2017/ALvề vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng tín dụng

Khái quát nội dung của án lệ:

– Tình huống án lệ 1: Một bên thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng trên đất còn có tài sản thuộc sở hữu của người khác; hình thức và nội dung của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.

– Giải pháp pháp lý 1: Trường hợp này, Tòa án phải xác định hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật.

– Tình huống án lệ 2: Bên thế chấp và bên nhận thế chấp thỏa thuận bên nhận thế chấp được bán tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất mà trên đất có nhà không thuộc sở hữu của người sử dụng đất.

– Giải pháp pháp lý 2: Trường hợp này, khi giải quyết Tòa án phải dành cho chủ sở hữu nhà trên đất được quyền ưu tiên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó nếu họ có nhu cầu.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ: Điều 342 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2015); Điều 715, Điều 721 Bộ luật Dân sự năm 2005; mục 4 khoản 19 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22-02-2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29-12-2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (pháp điển hóa tại khoản 2 Điều 325 Bộ luật Dân sự năm 2015).

  1. Án lệ 13/2017/AL về hiệu lực thanh toán của thư tín dụng (L/C) trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ. Án lệ số 13/2017/AL là một án lệ công bố thứ mười ba của Tòa án nhân dân tối cao tại Việt Nam.Án lệ này được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua và có hiệu lực cho tòa án các cấp trong cả nước nghiên cứu, áp dụng trong xét xử từ ngày 15 tháng 2 năm 2018. Án lệ này liên quan đến việc công nhận hiệu lực thanh toán của thư tín dụng (L/C) trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị huỷ bỏ. Trong vụ việc, nguyên đơn là Công ty Phát Huy đến từ Việt Nam giao kết mua bán mặt hàng là hạt điều thô với bị đơn là Công ty Ms Nami đến từ Bờ Biển Ngà. Đây là một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vận tải trên đường biển, tiến hành áp dụng hình thức thanh toán quốc tế theo dạng thư tín dụng của tập quán quốc tế phổ biến. Trong quá trình tiến hành hợp đồng, hạt điều được vận chuyển tới cảng biển ở Việt Nam, nguyên đơn thanh toán thông qua ngân hàng phát hành tín dụng Eximbank và ngân hàng chiết khấu chứng từ N Singapore. Tuy nhiên, sau đó, bị đơn đã yêu cầu ngân hàng phát hành tín dụng hủy bỏ thư tín dụng, dẫn đến việc ngân hàng phát hành tín dụng đã hủy bỏ thư tín dụng và ngân hàng chiết khấu chứng từ N Singapore không thanh toán số tiền ứng trước cho nguyên đơn. Nguyên đơn đã khởi kiện bị đơn và ngân hàng chiết khấu chứng từ N Singapore về việc thanh toán số tiền ứng trước và tiền lãi do chậm thanh toán. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm và tuyên bố hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa hai bên là vô hiệu, nhưng vẫn phải tiến hành thanh toán qua thư tín dụng theo tập quán quốc tế phổ biến. Án lệ này đã đưa ra quyết định rõ ràng về việc công nhận hiệu lực thanh toán của thư tín dụng trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị huỷ bỏ, giúp cho các bên liên quan có thể giải quyết tranh chấp một cách công bằng và minh bạch.

Khái quát nội dung của án lệ:

– Tình huống án lệ: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thỏa thuận phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C), thỏa thuận thực hiện L/C theo tập quán thương mại quốc tế (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ lần thứ 6 năm 2007 (UCP 600) của Phòng Thương mại Quốc tế) và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ.

– Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, Tòa án phải xác định thư tín dụng (L/C) không bị mất hiệu lực thanh toán vì lý do hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của thư tín dụng (L/C) bị hủy bỏ.

Quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ:

– Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015);

– Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26-3-2002 của Ngân hàng Nhà nước về “Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”;

– Bản sửa đổi về quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ lần thứ 6 năm 2007 (UCP 600) của Phòng Thương mại Quốc tế.

  1. Án lệ 21/2018/AL về lỗi và thiệt hại trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản. Án lệ số 21/2018/AL là một án lệ công bố thứ hai mươi mốt của Tòa án nhân dân tối cao tại Việt Nam. Án lệ này được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua và có hiệu lực cho tòa án các cấp trong cả nước nghiên cứu, áp dụng trong xét xử từ ngày 3 tháng 12 năm 2018123. Án lệ này liên quan đến việc giải quyết tranh chấp hợp đồng cho thuê tài sản khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng. Án lệ này đã đưa ra quyết định rõ ràng về việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, bồi thường thiệt hại, thiệt hại thực tế và lỗi.

Khái quát nội dung án lệ:

– Tình huống án lệ:

Hợp đồng cho thuê tài sản có thời hạn, không có thỏa thuận về điều kiện chấm dứt hợp đồng. Bên thuê chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nhưng không được bên cho thuê đồng ý.

Thời gian từ khi bên thuê có văn bản thông báo đến khi chấm dứt hợp đồng quá ngắn dẫn đến bên cho thuê không thể có hợp đồng khác thay thế ngay trong thời gian còn lại của hợp đồng thuê.

Bên cho thuê yêu cầu bên thuê phải thanh toán tiền thuê tài sản trong thời gian còn lại của hợp đồng.

– Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác định bên thuê có lỗi và phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại gây ra cho bên cho thuê. Thiệt hại thực tế cần xem xét là khoản tiền cho thuê phương tiện trong thời gian còn lại của hợp đồng.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

Điều 426 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2015);

Các điều 269, 302, 303 Luật Thương mại năm 2005;